Phụ nữ ngực dày, các mô ngực và khối u đều hiển thị màu trắng trên ảnh chụp X-quang, nên sẽ rất khó để nhận biết bệnh ung thư vú. Hơn nữa, mật độ mô ngực cao cũng liên quan đến nguy cơ tăng các khối u ở "núi đôi".
5 lời khuyên dưới đây của healthywomen sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.1. Tăng cân đồng nghĩa với tăng nguy cơ bị ung thư vú
Béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bởi các tế bào chất béo sẽ làm tăng nồng độ hormone estrogen, tạo điều kiện cho hormone thụ thể dương tính ung thư vú phát triển. Nếu bạn có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hãy lên kế hoạch giảm cân hợp lý ngay từ bây giờ.
Ảnh minh họa: healthywomen |
Về mặt lý thuyết, những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh này, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ mắc bệnh ung thư vú lại không có người thân nào từng bị bệnh này. Thực tế, chỉ có khoảng 5 - 10% bệnh nhân bị ung thư vú là do di truyền.
3. Tập luyện có thể giảm nguy cơ mắc bệnh
Tập luyện không những giúp bạn tăng cường sức khỏe toàn diện lâu dài, mà còn làm giảm nguy cơ tái phát nếu bạn có bệnh. Vì vậy, tập thể dục ít nhất 4 lần một tuần sẽ giúp bạn giảm nồng độ các hormone tuần hoàn như estrogen dẫn đến ung thư vú. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất giúp bạn duy trì cân nặng và ngăn ngừa béo phì.
4. Ngực dày, nguy cơ ung thư vú cao
Phụ nữ ngực dày, các mô ngực và khối u đều hiển thị màu trắng trên ảnh chụp X-quang, nên sẽ rất khó để nhận biết bệnh ung thư vú. Hơn nữa, mật độ mô ngực cao cũng liên quan đến nguy cơ tăng các khối u ở "núi đôi". Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với khả năng tử vong cao.
5. Rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Nếu bạn sử dụng đồ uống có cồn khoảng 2 cốc/ngày, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sẽ tăng 21%. Theo một nghiên cứu khác, những người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác 16%.
6. Tự kiểm tra ngực định kỳ tại nhà là rất tốt
Điều này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các dấu hiệu lạ xuất hiện ở núi đôi. Đồng thời, kiểm tra lâm sàng sẽ giúp bạn phát hiện chính xác hơn liệu mình có nguy cơ mắc bệnh hay không.
7. Chụp X-quang ngực định kỳ rất quan trọng
Theo một cuộc khảo sát gần đây tiến hành bởi Tạp chí Sức khỏe cùng với Cao đẳng Phụ khoa & Sản khoa Mỹ, 73% các bác sĩ cho rằng chụp X-quang rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư vú. Thậm chí, nó còn giúp phát hiện sớm các nguy cơ giúp giảm khả năng tử vong do bệnh ung thư vú ở phụ nữ có độ tuổi 40 - 70, đặc biệt là người trên 50 tuổi.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét