Bệnh tiểu đường: Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường - Câu hỏi : Chào bác sĩ ! Năm nay, tôi đã ngoài 40 tuổi , nặng 67 kg, cao 1m 50. Sau khi sinh con xong, tôi rất béo và không kìm hãm trong chế độ ăn uống của mình. Gần đây, tôi thấy chán ăn, mất ngủ và sụt cân . Đọc trên báo chí, tôi thấy đó là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Tôi đang rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp. ( Thu Hà- Long Biên)
Trả lời :
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Biểu hiện lâm sàng xuất hiện rầm rộ trong ĐTĐ týp 1. Bệnh nhân thường đột ngột có các biểu hiện đái nhiều, khát nước, uống nhiều và gày sút rất nhanh và có thể hôn mê.
Người ĐTĐ týp 2 chủ yếu được phát hiện ngẫu nhiên khi đi khám sức khoẻ định kỳ, hoặc khi đi khám mắt, hoặc chuẩn bị mổ nên làm xét nghiệm thấy đường máu tăng cao, các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ thiếu insulin, giai đoạn đầu thường không rõ ràng:
- Giảm thể lực chung.
- Đái nhiều, uống nhiều và giảm cân (mất nước).
- Ăn kém ngon (thường ở ĐTĐ type 1), đói nhiều (giai đoạn tăng insulin máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2).
- Dễ bị nhiễm khuẩn da lâu lành, ngứa vùng sinh dục; nhiễm khuẩn tiết niệu; lao phổi…
- Rối loạn thị lực: nhìn mờ.
- Chuột rút bắp chân ban đêm.
- Giảm dục tình, liệt dương, mãn kinh.
- Ở người già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt và ngã (do mất nước).
- Nhiều bệnh nhân phát hiện ra bệnh trong tình trạng hôn mê tăng đường máu.
Với loại ĐTĐ týp 1: cần đến bệnh viện xét nghiệm đường máu khi có các biểu hiện đái nhiều, uống nhiều, gày sút cân nhanh sẽ chẩn đoán được bệnh.
Với người ĐTĐ týp 2: không nên chờ có triệu chứng mới đi làm xét nghiệm vì như vậy thường là muộn. Nên làm xét nghiệm một cách định kỳ 1-3 năm/lần mới giúp chẩn đoán bệnh ĐTĐ sớm. ĐTĐ không phải là bệnh ‘đái ra đường’ do vậy càng không nên nhờ vào đội ngũ ‘ruồi và kiến’ như trong thời kỳ lac hậu trước đây.
Với trường hợp của chị có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường . Tuy nhiên, triệu chứng đó cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh khác nên để chuẩn đoán chính xác, chị nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và điều trị sớm
Câu hỏi : Tôi năm nay ngoài 30 tuổi và rất béo . Tôi thường xuyên uống bia rượu do phải đi tiếp khách nhiều . Tôi nghe nói béo phì có liên quan đến bệnh tiểu đường . Xin hỏi tôi có nguy cơ dễ mắc bệnh tiểu đường không? ( Thành Trung- Phú Xuyên)
Trả lời :
Thừa cân là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuy nhiên để xác định bạn có bệnh tiểu đường hay không thì bạn cần phải tới các trung tâm phường xã, bệnh viện để có một chế độ kiểm tra hợp lý. Tại nhà, nếu bạn muốn kiểm tra bệnh tiểu đường, bạn có thể tự trang bị máy đo đường huyết.
Bạn có thể trích một lượng máu nhỏ ở đầu ngón tay để kiểm tra. Kết quả bình thường là khi chỉ số đường huyết của bạn nằm ở mức độ: 90mg/dl tới 130mg/dl (hoặc 5mmol/L- 7.2mmol/L) trước khi ăn hoặc dưới 200mg/dl (11mol/l) hai giờ sau khi ăn.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó bạn nên phòng ngừa bệnh tiểu đường hơn là đợi đến khi có bệnh mới điều trị. Để phòng bệnh tiểu đường anh nên tập cho mình thói quen ăn uống, nghỉ ngơi và vui chơi hợp lý. Ngày ăn đủ 3 bữa với đủ nhóm chất gồm đạm, béo, đường, Vitamin, muối khoáng và nước.
Đối với chất đường anh có thể hấp thụ trong quá trình ăn trái cây hoặc thay thế đường mía thông thường bằng đường ăn kiêng Equal, những loại đường ăn kiêng sẽ không làm cho bạn tăng cân (tăng calorie) do đường gây ra. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn kiêng quá gắt gao vì như vậy sẽ làm cho anh ăn uống nhiều hơn nữa và nguy cơ tăng cân cũng sẽ cao.
Bên cạnh đó anh cũng nên tập cho mình thói quen tập thể dục đều đặn để có thể giữ gìn sức khỏe và cân nặng hợp lý.
Câu hỏi : Xin chào bác sĩ! Năm nay bố mẹ tôi đã ngoài 60 tuổi và đều bị mắc bệnh tiểu đường. Các cụ thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem rất nghiêm túc và đúng cách. Tôi thấy đọc trên báo được biết sữa chua rất tốt cho sức khỏe. Xin hỏi liệu bố mẹ tôi bị tiểu đường có nên ăn không ạ? Mong nhận được hồi âm sớm . ( Xuân Hùng-Nghệ An)
Trả lời :
Bệnh tiểu đường là do lượng đường huyết trong máu thường cao hơn so với bình thường. Điều trị tiểu đường bao gồm 3 công việc quan trọng và không thể tách rời đó là chế độ ăn, thuốc hạ đường máu và tập luyện. Chế độ ăn ở ngươời bị tiểu đường thường dựa theo nguyên tắc như sau:
1. Ăn những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp như những ngũ cốc như ngô, khoai sọ, không nấu hoặc nướng nhừ ngũ cốc, bánh mì đen..Không ăn những chât ngọt được làm sẵn như bánh ngọt, kẹo, đường kính, các loại chè...
2.Không kiêng khem quá mức dễ dẫn tới hạ đường huyết đột ngọt gây hôn mê do hạ đường huyết, suy nhược cơ thể vì thiếu dinh dưỡng.
3. Hạn chế ăn nhiều mỡ như mỡ bò, lợn, không ăn phủ tạng động vật, hạn chế muối...hạn chế ăn những thức ăn giàu calo như đồ chiên xào nhiều, nên ăn nhiều chất xơ và bổ sung thêm vitamin.
Sữa chua là đường Láctasa trong sữa đã được lên men, rất tốt cho hệ tiêu hoá đặc biệt là bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ sữa cho người không dung nạp được đường Lactosa trong sữa. Bố mẹ bạn cũng có thể sử dụng được sữa chua nhưng nên chọn loại sữa không có bổ sung thêm đường và nên theo dõi chỉ số đường huyết để kiểm tra.
Chuyên mục tư vấn sức khỏe
Khamchuabenh.info