Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tự kỷ ở trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tự kỷ ở trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Tìm hướng giải quyết chứng tự kỷ ở trẻ em - Rất cảm ơn vì bạn đã gửi câu hỏi tư vấn tới chuyên mục tuvansuckhoechuyennghiep.blogspot.com Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi về chứng tự kỷ ở trẻ em như sau:


Câu hỏi
Tôi có đứa con mới 2 tuổi nhưng cháu rất chậm nói so với những đứa trẻ khác. Cháu thường hay cáu gắt vô cớ và chỉ thích chơi xếp hình và không thích cái gì khác. Xin hỏi đó có phải là triệu chứng của bệnh tự kỷ không ạ? Xin cảm ơn ( Thu Nga - Quảng Ninh).
Chứng tự kỷ ở trẻ em
Trả lời : Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển ở trẻ, không có cách chữa đặc hiệu. Trẻ tự kỷ gặp vấn đề về tương tác xã hội, giao tiếp và có thể xuất hiện các hành vi lặp đi lặp lại. Những biểu hiện chủ yếu của hội chứng này:
- Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc thiết lập quan hệ xã hội
- Không đáp ứng khi được gọi tên
- Không giao tiếp bằng mắt với người khác
- Khó khăn khi nói chuyện với người khác
- Có các hành vi hoặc cử động lặp đi lặp lại, chẳng hạn đu đưa, xoay mình hoặc tự làm tổn tương mình. Chỉ thích 1 hay vài trò chơi.
- Không quan tâm đến hoặc ác cảm với các hoạt động thể chất
- Chậm nói và phát triển từ
- Không biết cách chơi với các trẻ khác
Bạn cần phải kiểm tra con bạn và cho tập phát triển bé ngay kẻo muộn
Câu hỏi :
Con trai tôi nay được 5 tuổi, vẫn chưa nói được từ nào. Năm 2010 có đi khám tại BV Nhi Đồng 2 TP HCM, bác sĩ báo theo dõi tự kỷ. Do điều kiện nhà ở Quảng Ngãi nên tôi đưa cháu về và tập cho cháu theo lời dặn của Bác sĩ và cho đi nhà trẻ. Nhưng vẫn không tiến triển gì. Cháu hay xoè tay trước mặt và chạy nói từ không rõ nghĩa. Không chơi với bạn. Sợ tiếng máy cưa, bịt tai khi đi ngang qua những nơi này...
Gia đình rất lo cho cháu, nhưng do quá xa thành phố nên chưa biết gởi cháu điều trị tại đâu. Xin hỏi Bác sĩ nơi nào dạy cho phụ huynh và cháu trong thời gian ngắn không? Vì vợ chồng tôi còn phải đi làm
Trả lời: Nếu cháu đã được chẩn đoán là theo dõi tự kỷ thì cháu cần có chương trình giáo dục cá nhân dành cho trẻ tự kỷ ở một trường chuyên biệt dành cho trẻ có khiếm khuyết trí tuệ. Không có cách nào dạy trẻ trong thời gian ngắn vì bệnh tự kỷ là bệnh mạn tính. Thời gian can thiệp tốt nhất là trong 3 năm đầu đời. Gia đình nên liên hệ với khoa Tâm Lý BVNĐ1 (ĐT: 09 08 323 623) để đăng ký học lớp tập huấn dành cho phụ huynh có con tự kỷ sẽ được tổ chức vào tháng 12/2012 sắp tới sau khi cho cháu đến khám tại khoa Tâm lý, BVNĐ1.
Ngoài ra gia đình cũng nên liên hệ với Sở Giáo dục Đà Nẵng hoặc Huế hoặc Hà Nội để hỏi thăm về trường chuyên biệt ở các thành phố gần Quảng Ngãi.
Câu hỏi :
Tôi có con trai năm nay được 13 tháng tuổi, cháu chưa biết nói, chưa biết bò, chỉ biết nhoài được khoảng 2 tuần nay. Vợ chồng tôi rất lo lắng sơ rằng cháu bị bệnh tự kỷ, qua các bài báo viết về 1 số dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ và quan sát con mình tôi thấy cháu có các biểu hiện sau: không biết chỉ trỏ, gọi có lúc quay lại có lúc không chú ý đến tiếng gọi của bố mẹ, cho chấu ngồi thì gần đây cháu có biểu hiện lắc lư người, hay đập tay xuống các đồ vật để gần trước mặt cháu, dạy các trò như nắm tay chim chim tôi thấy cháu không có biểu hiện gì hiểu. Mong bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của cháu có phải là bị chứng tự kỷ không ạ?
Trả lời 
Bình thường bé 12-13 tháng đã biết bò và có thể tự đứng dậy hoặc đứng vịn vào bàn ghế , nói những tiếng đầu tiên “baba” “mama,” biết vẫy tay, vỗ tay nếu được hướng dẫn, biết đẩy đồ vật ra xa khi không thích, biết đưa đồ chơi cho người khác nhưng lại muốn được đưa lại, biểu lộ sợ hãi khi gặp người lạ, thích chơi trò chơi xếp vào hộp và đổ ra, biết nhún nhảy theo điệu nhạc và rất thích nhìn những hình ảnh trong tranh.
Con cùa anh ( chị) có khó khăn về phát triển vận động nhưng thực tế có rất nhiều em bé bỏ qua giai đoạn bò sau đó biết đi luôn, quá 18 tháng mà em bé chưa biết đi là chắc chắn có vấn đề về vận động, như vậy bé còn tới 5 tháng để tập cho bé phát triển vận động phù hợp với độ tuổi vì vậy anh ( chị) đừng quá lo lắng, với những thông tin anh ( chị) cung cấp chưa đủ để kết luận bệnhTự kỷ, gia đình nên cho bé đi kiểm tra bởi BS chuyên khoa Nhi trước khi khám Tâm lý.
Design by Hao Tran -
Lê Vy