Ngày xưa các cụ bảo “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Tay không làm thì chẳng có ăn, điều này ai cũng biết.Còn hai con mắt tại sao mang lại sự giàu có?
Vì sao chúng ta nhìn được?Bởi tạo hóa đã ban cho chúng ta cặp mắt giống như một máy quay phim hiện đại nhất, bao gồm từ ngoài vào trong: giác mạc (màng mỏng che phần tròng đen), thủy dịch, đồng tử, thể thủy tinh, dịch kính, võng mạc và cuối cùng là thị thần kinh. Hình ảnh bên ngoài được hệ thống quang học thu vào mắt, đưa vào một lưới thần kinh ở vùng đáy mắt gọi là võng mạc. Tế bào thần kinh hình que cảm thụ ánh sáng cả khi nguồn sáng yếu, còn tế bào hình nón cảm nhận màu sắc. Tất cả được chuyển về trung khu thị giác ở vỏ não để phân tích, cho ta cảm nhận được con người và thế giới chung quanh. Hệ thị giác của chúng ta phản ứng theo hàm mũ chứ không tuyến tính, vì thế nó có thể cảm nhận một vật ở độ sáng đến trên 10 bậc.
Cơ chế của sự nhìn
Nhìn yêu cầu sự tương tác gần như tức thì của hai mắt và não thông qua mạng lưới thần kinh, các cơ quan thụ cảm và những tế bào chuyên biệt. Trước tiên là cơ quan cảm thụ ánh sáng, trong đó giác mạc là nơi thu nhận đầu tiên, biến kích thích ánh sáng hoặc màu sắc, kích thước thành tín hiệu điện thông qua hệ thống thấu kính, dịch trong suốt giống như “bộ lọc” và đưa vào võng mạc. Nếu bạn biết rằng, võng mạc có nguồn gốc từ não thì sẽ hiểu ngay là 2 loại tế bào que và tế bào nón thực chất chỉ là những tế bào não (gọi là nơron) biến dạng. Nhưng vì sao chúng lại nhạy cảm với ánh sáng? Đó là vì các tế bào này chứa những sắc tố đặc biệt như: rhodopsin (hợp chất protein gắn với sắc tố retinen) và photopsin. Dưới tác động của ánh sáng và sự hiện diện của sinh tố A, các hợp chất hóa học cảm quang này bị phân giải, tạo nên những sản phẩm tác động đến màng các tế bào que và nón, gây nên một xung động thần kinh, truyền những thông tin thị giác theo các sợi thần kinh,
Khi bạn vui hay bạn buồn từ hai khóe mắt nhỏ xuống hai giọt nước mắt. Một phóng viên của New York Time – Benedict Carey đã gọi chúng là “mồ hôi của cảm xúc”.
Nước mắt được sinh ra từ tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Tuyến lệ chính gồm hai thùy: một ở hốc mắt và một ở kết mạc. Chúng có hình bầu dục, màu hồng nhạt hơi vàng, kích thước 15 – 10 – 5mm. Tuyến lệ phụ gồm tuyến Krause và Wolfring, hầu hết nắm ở sụn mi trên. Nhiều người sẽ hiểu rằng các tuyến này tiết ra nước mắt. Không phải thế, chúng lọc từ máu ra, vì thế mới có đủ các chất, từ muối đến các chất để nuôi giác mạc. Chuyện ngày xưa kể người con có hiếu thương mẹ “khóc chảy máu mắt” chắc dựa vào cơ sở khoa học này.
Giải phẫu một giọt nước mắt
Nếu bạn cắt ngang một giọt lệ còn đọng trên gò má, giống như một giọt sương ban mai, ta sẽ thấy nó có 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng chứa lipid tiết ra bởi các tuyến mi (meibomian gland), ngăn không cho nước mắt bay hơi và làm loang trên má.
- Lớp giữa, chứa nước và các protein do tuyến Kraus, tuyến Wolfring và tuyến lệ tiết ra, khống chế các chất nhiễm trùng và điều chỉnh sự thẩm thấu.
- Lớp trong cùng chứa mucin, một chất nhầy, do tế bào hình đũa trên kết mạc (conjunctval goblet cell) tiết ra bôi trơn giác mạc.
Nhiệm vụ của nước mắt
Nhiệm vụ đầu tiên của nước mắt là giúp “rửa” mắt, loại bỏ bụi bẩn, nhờ vậy mà “tấm kính” giác mạc trong suốt. Thiếu nước mắt, chúng ta sẽ rất khó khăn khi muốn nhìn rõ một vật.
Nước mắt chứa lysozyme có tác dụng diệt 90 – 95% vi khuẩn trong vòng 5 10 phút. Ngoài ra, việc bài tiết nước mắt còn giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Những người “nuốt nước mắt vào trong” sẽ chịu stress góp phần gia tăng bệnh lý cao huyết áp và trầm cảm. Vì thế, các nhà nhãn khoa và các bác sĩ tâm lý khuyên bạn nên khóc, nó giống như một loại “thần dược” làm vơi đi nỗi buồn.
Trong cuộc đời của mỗi người tuyến lệ bài tiết bao nhiêu “mồ hôi tình cảm”?
Số nước mắt chảy ra trong cả cuộc đời con người có thể lên đến 100 lít. Theo quan niệm của Stephen Sideroff – chuyên gia tâm lý của Đại học California, Los Angeles, Mỹ, “Khóc là một phản ứng cảm xúc tự nhiên, nó tự giải phóng cùng với năng lượng cảm xúc. Khóc cũng là một cơ chế tồn tại, là dấu hiệu bạn cần thể hiện điều gì đó”. Đương nhiên có người khóc ít, người khóc nhiều và theo các nhà tâm lý thì phụ nữ “phung phí” nhiều nước mắt hơn nam giới.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét