Dị tật bẩm sinh ở trẻ em: Phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả - Một số dị tật bẩm sinh có thể được phát hiện sớm và phòng ngừa nếu bà mẹ mang thai biết cách phòng tránh. Nhưng một số dị tật không thể giải thích được nguyên nhân. Một số dị tật bẩm sinh thường gặp đối với trẻ em Việt Nam bao gồm: dị tật tim, hội chứng down, hở hàm ếch, thừa chi,...
Dị tật tim bẩm sinh Tật tim bẩm sinh là loại dị tật liên quan đến cấu trúc của tim, có mặt từ trước khi sinh. Tim bẩm sinh là loại bệnh thông thường nhất trong hầu hết các loại khuyết tật bẩm sinh. Trung bình có 1 trẻ mắc tật tim bẩm sinh trong khoảng từ 200 đến 500 trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu: nhịp tim đập nhanh; khó thở; kém tăng cân; xuất hiện dấu hiệu phù ở chân, bụng, thậm chí ở mắt; làn da xanh xám, nhợt nhạt.
Điều trị: phần lớn các trường hợp dị tật tim sẽ được cải thiện qua phẫu thuật và dùng thuốc.
Môi chẻ hoặc hở hàm ếch
Tại Việt Nam tỷ lệ mắc dị tật này là khoảng 1/800 trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính xác gây nên dị tật này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nó có thể là kết quả của gen kết hợp với các yếu tố dị thường khác trong quá trình phát triển bào thai, khiến cho vòm miệng hoặc môi trên bị “đứt”, không liền lại được. Dấu hiệu nhẹ là môi trên của trẻ có vết khía như hình chữ V; dấu hiệu nặng là cả môi trên, mũi hoặc hàm ếch của trẻ đều bị tổn thương.
Yếu tố tăng nguy cơ: Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến dị tật bẩm sinh này ở trẻ như dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiễm chất độc hóa học, do nhiễm tia X hoặc nhiễm siêu vi, bị cảm cúm, do cha mẹ mắc bệnh giang mai, lậu không được điều trị đến nơi đến chốn...
Ngoài ra, người mẹ mang thai bị stress, khủng hoảng về tâm lý, suy nghĩ nhiều, bị ngược đãi, hoang mang, điều kiện sống thấp, thiếu thốn hoặc người mẹ suy dinh dưỡng lúc mang thai cũng ảnh hưởng đến dị tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ.
Những yếu tố về di truyền hay cha mẹ sinh con lúc lớn tuổi cũng được các chuyên gia xếp vào nhóm nguy cơ gây sứt môi - hở hàm ếch. Trong tháng thứ nhất của thai kỳ, nếu thai phụ bị cúm hoặc nhiễm siêu vi, hóa chất, tia xạ... thì trẻ có thể bị sứt môi.
Nếu tình trạng này xảy ra trong tháng thứ hai thì trẻ sinh ra dễ bị hở hàm ếch, nếu sức khỏe của thai phụ không tốt, mắc bệnh cúm kéo dài từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai của thai kỳ thì nguy cơ trẻ bị cả sứt môi và hở hàm ếch rất cao.
Hội chứng Down
Hội chứng Down gây nên bởi một rối loạn nhiễm sắc thể trong đó có sự hiện diện của toàn bộ hay một phần của nhiễm sắc thể 21 thứ 3 (nhiễm sắc thể thừa) gây ra sự phát triển bất thường về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Hội chứng Down gây nên bởi một rối loạn nhiễm sắc thể trong đó có sự hiện diện của toàn bộ hay một phần của nhiễm sắc thể 21 thứ 3 (nhiễm sắc thể thừa) gây ra sự phát triển bất thường về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Nguy cơ sẽ cao hơn ở những trẻ sinh ra từ người mẹ trên 35 tuổi. Không nên sinh con khi mẹ đã lớn tuổi, nếu mang thai cần phải được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, dùng các phương pháp tiên tiến để phát hiện sớm dị tật khi còn là thai nhi.
D.P
0 nhận xét :
Đăng nhận xét