Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em: Cần phòng tránh thế nào? Câu hỏi : Chào bác sĩ!  Tôi thường xuyên xem thời sự thấy tình hình diễn biến của bệnh chân tay miệng ngày càng phức tạp. Hiện giờ, tôi đang có hai con nhỏ , các cháu cũng rất hiếu động . Tôi lại thường xuyên đi công tác nên rất lo lắng cho các cháu. Xin bác sĩ cho lời khuyên cách phòng chống bệnh chân tay miệng cho trẻ như thế nào ? Xin cảm ơn ! ( Thu Hà- Hà Nội)

Trả lời:  Bệnh chân tay miệng là do truyền nhiễm do siêu vi khuẩn đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu khi bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết ra từ họng, mũi, nước bọt, các nốt bưng mủ, hay qua hắt hơi, nói chuyện. Khi trẻ ngậm hay nghịch chơi những đồ dùng có chứa siêu vi khuẩn cũng rất dễ nhiễm bệnh. Biểu hiện rõ nhất khi trẻ mắc chứng bệnh này là sốt nhẹ , mệt mỏi, biếng ăn hay quấy khóc, đau rát họng và nổi bóng nước. Các bóng nước màu xám, hình bầu dục xuất hiện ở vùng miệng, chân, tay, mông  hoặc gối. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên có các biện pháp đề phòng cho trẻ hiệu quả như:
- Thường xuyên rửa tay, chân cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn hoặc đi tiêu
- Giặt chăn, chiếu, vật dụng đồ dùng trong nhà thường xuyên
- Tạo môi trường thoáng mát, tránh để tình trạng ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
- Đeo khẩu trang, mũ nón cho trẻ trước khi ra ngoài
-Vệ sinh răng miệng, cho trẻ súc miệng thường xuyên sau khi ăn
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những trẻ bị nghi ngờ là mắc bệnh
- Vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi trước khi trẻ sờ vào
- Tắm rửa, lau người cho bé thường xuyên
- Cung cấp dinh dưỡng giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho trẻ
- Cho trẻ uống nước thường xuyên nhằm tăng sức đề kháng
Câu hỏi
Mấy ngày nay, con tôi thường xuyên quấy khóc và không chịu ăn uống gì cả. Bé nhà tôi có dấu hiệu sốt nhẹ và trên người có xuất hiện những nốt phồng rộp kiểu bọng nước. Bác sĩ cho biết đó là bệnh gì ạ? Hiện tôi đang rất lo lắng và hoang mang. ( Thu Trang-Bắc Ninh)
Trả lời : Theo như chị mô tả trên, rất có khả năng là cháu đã bị mắc bệnh chân tay miệng. Đây là căn bệnh do siêu vi rus đường ruột gây ra . Việc quan trọng lúc này, chị nên đưa cháu đến cơ sở y tế chuyên khoa đẻ thăm khám, chẩn đoán  và điều trị kịp thời. Bệnh phát hiện sớm sẽ điều trị khỏi hoàn toàn .
Câu hỏi : Tôi là giáo viên và có một cháu nhỏ . Tôi đang rất lo lắng vì xung quanh nhà có mấy cháu bé hàng xóm bị nhiễm bệnh chân tay miệng. Xin bác sĩ cho biết, bệnh này có dễ lây không ? Mức độ nghiêm trọng của bệnh như thế nào ạ? Mong bác sĩ hồi âm sớm!
Phòng chống bệnh chân tay miệng cho trẻ như thế nào?
Trả lời:  Bệnh chân tay miệng do siêu virus đường ruột gây ra. Bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi nhưng trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Bệnh thường không nghiêm trọng. Nếu điều trị kịp thời, trẻ sẽ khỏi hoàn toàn. Hiếm gặp biến chứng. Nhưng nếu để bệnh phát triển có thể dẫn đến viêm màng não, viêm cơ tim, thậm chí tử vong. Nếu xung quanh nhà chị đã có trẻ mắc bệnh chân tay miệng thì nên tránh cho trẻ tiếp xúc với  khu vực  và người bị bệnh. Hãy thường xuyên vệ sinh tay chân, mũi , miệng.  Trước khi ra ngoài bạn nên đeo khẩu trang, mũ nón cho trẻ cẩn thận.
Câu hỏi : Tôi được biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường chủ yếu tập trung ở nông thôn. Tôi cũng ở nông thôn nhưng  hay bận việc nên thường xuyên gửi cháu cho ông bà trông .Bác sĩ cho biết nguyên nhân nào gây bệnh chân tay miệng ạ? Hiện tôi đang rất lo lắng cho bọn trẻ!
Trả lời : Bệnh chân tay miệng không chỉ tập trung ở nông thôn mà rải rác hầu hết các địa phương. Nguyên nhân gây bệnh là do nhóm virus đường ruột gây ra. Các loại virus này biến đổi không ngừng nên rất nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh. Trẻ mắc bệnh chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với dịch nước bọt, qua đường hô hấp, hay những vật dụng, đồ chơi bị nhiễm virus. Bệnh lây qua đường hô hấp nên khi phát hiện người mắc bệnh, bạn nên cách ly trẻ khỏi vùng nhiễm bệnh. Chú ý thường xuyên vệ sinh chân tay, mũi miệng cho trẻ. Cho trẻ uống nước và ăn uông đầy đủ là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất
 Chuyên mục tư vấn
Khamchuabenh.info

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Lê Vy